14 cách tối ưu tốc độ website [2023]

Cách tối ưu tốc độ website” là từ khóa mà chắc chắn mọi quản trị viên hay lập trình viên đều đã từng tìm kiếm để phục vụ công việc. Có thể khẳng định tốc độ website là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO. Trang web load nhanh sẽ góp phần giữ chân khách hàng, từ đó giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang. Sau đây, Thedevkit sẽ bật mí cho bạn một vài “bí kíp” giúp tối ưu tốc độ website hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tối ưu tốc độ website có cần thiết?

Chỉ trong vòng 16 năm (từ 2000 đến 2016), khả năng tập trung của con người đã giảm từ 12 giây xuống còn 7 giây. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có rất ít thời gian để gây chú ý và thuyết phục khách hàng ở lại website của mình.Theo một nghiên cứu của StrangeLoop, nếu trang web tải chậm 1 giây thì sẽ khiến bạn mất đi 7% chuyển đổi, 11% lượt xem trang và 16% sự hài lòng của khách hàng. Hơn nữa, website tải chậm sẽ bị các công cụ tìm kiếm đánh giá thấp và đẩy lùi thứ hạng. Do đó, tối ưu tốc độ website là yếu tố tiên quyết để trang web của bạn phát triển và thu hút được người dùng trên không gian mạng.

2. Cách kiểm tra tốc độ website

Một website được coi là load nhanh nếu thời gian tải trang dưới 3 giây. Trong trường hợp đó, website của bạn sẽ nhanh hơn ½ số trang web đang hoạt động hiện nay. Ngược lại, nếu trang web mất quá 5 giây để tải trang, bạn có thể bị mất khách truy cập và xếp hạng thấp trên công cụ tìm kiếm.Trước khi bắt đầu tối ưu tốc độ website bạn cần kiểm tra thời gian tải trang của mình. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng một số công cụ phổ biến sau:
  • GTmetrix: Đây là công cụ miễn phí, cho phép bạn phân tích hiệu suất của website và nhận được các gợi ý cải thiện. Ưu điểm của Gtmetrix là đơn giản, dễ sử dụng, phân tích kết quả nhanh chóng. Bạn có thể kiểm tra website từ nhiều khu vực trên thế giới và điều chỉnh kết nối để xem ảnh hưởng của tốc độ mạng đối với thời gian load trang.
  • WebPagetest: Đây là một công cụ phân tích, kiểm tra tốc độ website chuyên sâu. Đối tượng chủ yếu sử dụng WebPagetest là các chuyên gia, lập trình viên có nhiều kiến thức chuyên ngành. Công cụ cho phép bạn kiểm tra tốc độ website từ hơn 40 địa điểm trên thế giới và trên 25 trình duyệt khác nhau. Bạn sẽ nhận được báo cáo về tốc độ tải trang và các đề xuất cải tiến.
  • Google PageSpeed Insights: Bạn có thể dùng Google PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ website trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Bạn sẽ nhận được điểm số hiệu suất của website và các gợi ý tối ưu tốc độ website dựa trên Chrome UX Report.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trình duyệt Chrome để kiểm tra tốc độ load website bằng cách nhấn phím F12 > chuyển sang tab Network. Tiếp theo, hãy nhấn F5 để load lại trang. Khi đó, bạn sẽ thấy các request và thông tin về speed.Ví dụ như hình bên dưới, website thedevkit có 219 request | thời gian load là 967 mili giây.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của website

Có rất nhiều lý do khiến website của bạn load chậm, nhưng các yếu tố phổ biến nhất phải kể đến như:
  • Dịch vụ hosting: Hosting là dịch vụ lưu trữ website trên máy chủ và cung cấp băng thông để người dùng có thể truy cập vào website. Hosting sẽ quyết định thời gian cần thiết để máy chủ bắt đầu tải trang sau khi khách truy cập nhấp vào liên kết. Nếu hosting có cấu hình thấp, cấu hình không ổn định, dung lượng quá nhỏ so với nhu cầu của website, thì trang web sẽ không thể hiển thị đầy đủ các nội dung và load chậm.
  • Vị trí của máy chủ: Máy chủ càng gần với vị trí của người dùng thì càng tốt cho tốc độ website. Ngược lại, nếu bạn thuê máy chủ quá xa so với vị trí của người dùng, tốc độ tải sẽ chậm hơn do phải đi qua nhiều thiết bị mạng khác nhau.
  • Theme/plugin của website: Theme/plugin nặng, được mã hóa kém sẽ làm chậm tốc độ website.
  • Nội dung, hình ảnh trên trang: trên trang sẽ làm tăng số lượng yêu cầu HTTP và tiêu thụ băng thông khi tải website.
  • Tốc độ mạng Internet: Mạng Internet ổn định, tốc độ cao thì website sẽ load nhanh hơn và ngược lại.
  • Cấu hình thiết bị sử dụng: Thiết bị càng hiện đại càng có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn.
Máy chủ càng xa người dùng thì tốc độ load web càng chậm

4. Cách tối ưu tốc độ website

Để tối ưu tốc độ website có rất nhiều cách. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

4.1. Chọn hosting phù hợp

Để giúp website load nhanh, ổn định, bạn cần chọn hosting đúng với nhu cầu. Tùy vào quy mô của trang web và lưu lượng truy cập hàng tháng mà bạn có thể thuê một trong các loại hosting sau:
  • Shared hosting: Gói hosting này thường dành cho các cá nhân làm freelancer, blogger hoặc doanh nghiệp nhỏ. Với shared hosting, website của bạn được lưu trữ trên cùng một máy chủ với nhiều website khác. Ưu điểm của shared hosting là giá rẻ, nhiều tùy chọn thông số hosting và hỗ trợ tốt. Nhược điểm của shared hosting là hạn chế về băng thông, dung lượng, cơ sở dữ liệu và phần mềm. Ngoài ra, tốc độ website của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng máy chủ.
  • VPS hosting: Đây là gói hosting cao cấp hơn shared hosting. VPS là viết tắt của Virtual Private Server, tức máy chủ ảo riêng. Với VPS, website của bạn được lưu trữ trên một máy chủ ảo được chia ra từ một máy chủ vật lý. Website của bạn sẽ có tài nguyên độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các website khác. VPS hosting có chi phí cao hơn shared hosting nhưng cũng có chất lượng băng thông, hiệu suất và bảo mật tốt hơn.
  • Cloud hosting: Đây là gói hosting dựa trên điện toán đám mây. Với cloud hosting, website của bạn sẽ được lưu trữ trên nhiều máy chủ ảo, kết nối với nhau thành một mạng lưới lớn. Nhờ đó, website có thể mở rộng theo nhu cầu một cách dễ dàng. Đây là loại hosting có tính linh hoạt, ổn định và độ an toàn cao. Bạn chỉ phải trả tiền cho lượng tài nguyên mà mình sử dụng.
  • Dedicated server hosting: Đây là gói hosting cao cấp nhất, dành cho các website có lượng truy cập lớn, cần lưu trữ nhiều tài nguyên, yêu cầu về bảo mật và hiệu suất cực cao. Với dedicated server hosting, bạn sẽ có một máy chủ vật lý riêng biệt và có quyền kiểm soát hoàn toàn. Bạn có thể cài đặt và tùy chỉnh các phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống bảo mật theo ý muốn. Nhưng dedicated server hosting có nhược điểm là giá thành rất cao, cần nhiều kiến thức chuyên ngành để bảo trì và có thể gặp khó khăn khi mở rộng hoặc chuyển đổi.
Ngoài ra, khi thuê hosting, bạn cũng cần chú ý thêm các yếu tố khác như:
  • Dung lượng lưu trữ: Cần chọn gói hosting có dung lượng lưu trữ phù hợp với nhu cầu sử dụng để trang web không bị quá tải và đảm bảo tốc độ load.
  • Ổ cứng HDD / SSD: Hosting dùng ổ cứng SSD sẽ giúp website chạy nhanh hơn so với HDD. Tuy nhiên, hosting SSD có giá cao hơn HDD.
  • Băng thông: Là tổng dung lượng tải xuống/tải lên dữ liệu của hosting trong 1 tháng. Khi băng thông vượt quá giới hạn của hosting, trang web sẽ hiển thị lỗi 502.
  • Thời gian Uptime: Đây là thời gian hosting hoạt động liên tục, không bị gián đoạn. Thời gian uptime càng cao, thì hệ thống càng ổn định và hoạt động hiệu quả. Nhiều website công ty có chỉ số này trên 99,95% – nghĩa là trong 1000h thì chỉ có dưới 30 phút bị ngắt quãng.
  • Vị trí đặt máy chủ: Máy chủ càng gần với người dùng thì thời gian load web càng được rút ngắn. Do đó, nếu khách truy cập chủ yếu ở trong nước thì bạn nên chọn máy chủ đặt ở Việt Nam để tối ưu tốc độ website.

4.2. Nén, tối ưu hình ảnh

Hình ảnh là yếu tố không thể thiếu trên các trang web. Nhưng đây cũng là thứ khiến website của bạn trở nên “nặng nề” hơn. Do đó, để tối ưu tốc độ website, bạn phải đảm bảo sự cân bằng giữa dung lượng và chất lượng hình ảnh.Có 2 vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn và tải ảnh lên trang, đó là:
  • Kích thước ảnh: Bạn nên chọn kích thước ảnh phù hợp với chiều rộng của website. Ví dụ, nếu website có chiều rộng 600px, bạn nên resize ảnh theo kích thước 600px. Không nên để kích thước ảnh quá lớn (ví dụ 2000px) và dùng width parameter (width=”600”) để thu nhỏ lại. Bởi vì điều này sẽ làm chậm tốc độ load trang và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
  • Định dạng ảnh: Định dạng JPEG là lựa chọn tốt nhất cho hình ảnh “nhẹ” trên website. PNG cũng khá tốt, nhất là khi bạn chỉnh ảnh bằng photoshop, nhưng không phải tất cả các browser đều hỗ trợ định dạng này. GIF chỉ nên dùng cho ảnh động với kích thước nhỏ hoặc có đồ họa đơn giản. Còn các định dạng BMP hoặc TIFF thì không nên sử dụng trên website.
Bạn nên resize, tối ưu hình ảnh để đảm bảo tốc độ tải cho website
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng các plugin nén, tối ưu hình ảnh như: Optimole, Imagify, Smush, EWWW, ShortPixel, TinyPNG,… để giảm dung lượng ảnh xuống mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ sắc nét cần thiết.

4.3. Tối ưu tệp JavaScript & CSS

Nén, tối ưu các file JavaScript, HTML, CSS là một thủ thuật cực kỳ hiệu quả giúp bạn tăng tốc cho trang web WordPress của mình. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các plugin như: WP Minify Fix, WP Super Minify, Fast Velocity Minify, Autoptimize,…. Những công cụ này sẽ cho phép bạn loại bỏ khoảng trắng, comment, ký tự thừa trong các tệp, từ đó giảm bớt khoảng 30 – 50% kích thước file CSS, JS và giúp tối ưu tốc độ website.

4.4. Loại bỏ các plugin không cần thiết

Một trong những nguyên nhân khiến website tải chậm có thể là do sử dụng quá nhiều plugin. Những plugin nặng không chỉ làm chậm website mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến bảo mật. Bạn nên loại bỏ những plugin thừa và chỉ giữ lại những plugin chất lượng, thực sự cần thiết.Để kiểm tra hiệu quả của việc này, bạn nên kiểm tra tốc độ website bằng các công cụ như GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Sau đó, hãy vô hiệu hóa plugin không cần thiết và test xem trang web hoạt động như thế nào.Khi đã biết plugin nào khiến trang web load chậm, bạn có thể chọn những plugin chất lượng, an toàn hơn để thay thế hoặc tìm một giải pháp khác cho vấn đề.

4.5. Sử dụng plugin tối ưu tốc độ website

Hiện nay có rất nhiều plugin đa năng, giúp tối ưu tốc độ website hiệu quả, đơn cử như:
  • Swift Performance: Plugin giúp tăng tốc website WordPress bằng các tính năng nổi bật như: tạo cache nâng cao, nén ảnh, nén CSS và JS, loại bỏ các file thừa, kết nối CDN. Bạn có thể sử dụng phiên bản Lite miễn phí của plugin hoặc mua gói trả phí với từ 49,99 USD/năm.
Swift Performance – WordPress Cache & Performance Booster

90.000 VND

Xem đặc điểm nổi bật

Swift Performance là một plugin giúp nâng cấp khả năng hoạt động của WordPress, giúp bạn tăng điểm hiệu suất trên Google Page Insights và giảm đáng kể thời gian loading. Cho phép hiển thị trang nhanh chóng sau mỗi cú click chuột. Plugin giúp tăng tốc độ trang và cải thiện SEO, giúp website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Sau khi cài đặt plugin, bạn không cần phải cài đặt thêm bất kì một plugin tăng hiệu suất nào khác.
Xem Chi Tiết
  • NitroPack: Đây là plugin All-in-One giúp tối ưu tốc độ website WordPress bằng cách sử dụng công nghệ cloud để tạo cache và tối ưu hóa các yếu tố trên trang. Mọi hoạt động của plugin đều được thực hiện trên đám mây nên rất nhẹ và ít tốn tài nguyên CPU hơn so với các plugin cache thông thường. Một số tính năng đáng chú ý của NitroPack có thể kể đến như: Cloudflare CDN, warm-up cache, tối ưu hình ảnh, minify HTML, CSS và JS, lazy load,…. Plugin hiện đang cung cấp cả bản miễn phí và trả phí với mức giá từ 17,5 USD/tháng.

4.6. Sử dụng CDN

CDN (mạng phân phối nội dung) là một mạng lưới bao gồm các máy chủ đặt ở nhiều khu vực trên thế giới. Hệ thống CDN có khả năng sao lưu nội dung tĩnh (hình ảnh, video, file CSS, JS,…) của trang web và phân phối đến nhiều máy chủ khác theo vị trí địa lý. Nhờ đó, người dùng sẽ có thể lướt web nhanh hơn và tiết kiệm băng thông.
Sử dụng CDN để tối ưu tốc độ website với các người dùng ở các vị trí khác nhau
Nếu có người dùng từ nhiều nơi trên thế giới thì bạn nên dùng CDN để tối ưu tốc độ website
Bạn nên dùng CDN cho trang web của mình nếu:
  • Máy chủ của bạn đặt ở xa người dùng.
  • Lưu lượng truy cập trang lớn, cần tốn nhiều băng thông.
  • Người dùng truy cập web đến từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Để sử dụng CDN cho website, bạn cần đăng ký một dịch vụ CDN từ nhà cung cấp uy tín và phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều đơn vị cung cấp CDN khác nhau (cả miễn phí và trả phí). Đơn cử như: CloudFlare, Amazon CloudFront, Google Cloud CDN, Akamai,….

4.7. Kích hoạt bộ nhớ đệm (cache)

Cache là một kỹ thuật để lưu trữ tạm thời các nội dung tĩnh của website (hình ảnh, video, css, js,…) vào bộ nhớ đệm để giảm thời gian tải trang, tiết kiệm băng thông và nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu tốc độ websiteĐể kích hoạt cache cho website WordPress, bạn cần cài đặt plugin cache phù hợp với nhu cầu của mình. Một số gợi ý miễn phí dành cho bạn có thể kể đến như: WP Super Cache, W3 Total Cache, LiteSpeed Cache,…. hoặc các plugin trả phí như Perfmatters

4.8. Chỉ dùng các đoạn trích dẫn của bài viết trên Homepage và trang lưu trữ (Archives)

Ở chế độ mặc định, trang WordPress sẽ hiển thị toàn bộ nội dung của bài viết trên Homepage và trang lưu trữ của bạn. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều nội dung cần hiển thị, khiến cho tốc độ tải trang của bạn chậm hơn.Ngoài ra, khi bài đăng hiển thị đầy đủ trên các trang này thì người dùng sẽ không cần phải truy cập vào từng bài post để thấy toàn bộ nội dung. Điều đó có thể làm giảm số lượt xem trang và tổng thời gian người dùng ở trên website của bạn. Do đó, để các trang archives và Homepage load nhanh hơn, bạn có thể thiết lập trang chỉ hiển thị đoạn tóm tắt thay vì toàn bộ nội dung.Cách thực hiện như sau: Trên trang quản trị WordPress, chọn Settings » Reading. Sau đó, ở mục “For each article in a feed, show”, hãy click chọn Summary thay vì Full Text.

4.9. Tách các bình luận ra thành nhiều trang

Bài viết nhận được nhiều bình luận là điều mà bất kỳ chủ website nào cũng mong muốn. Bình luận càng nhiều thì càng chứng tỏ người dùng quan tâm đến nội dung mà bạn đăng tải. Tuy nhiên, nếu số lượng comment của người dùng quá lớn thì có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể phân trang cho các bình luận.Cách làm cụ thể như sau:Đầu tiên, tại khu vực quản trị WordPress, chọn Settings » DiscussionsTiếp theo, tại khu vực Discussion Settings, hãy click chọn mục Break comments into pages và điền vào số bình luận bạn muốn hiển thị trên mỗi trang. Bây giờ bạn có thể nhập số lượng bình luận mà bạn muốn hiển thị trên mỗi trang.

4.10. Sử dụng lazy loading

Lazy loading là một kỹ thuật tối ưu tốc độ website bằng cách chỉ tải các hình ảnh, video hoặc nội dung khi chúng xuất hiện trong khung nhìn của người dùng. Mục đích của lazy loading là giảm lượng dữ liệu cần phải tải khi truy cập vào trang web, từ đó cải thiện tốc độ tải trang và tăng trải nghiệm cho người dùng.Kể từ phiên bản 5.7, WordPress mặc định đã có sẵn tính năng lazy-load cho hình ảnh và iframe. Cụ thể, bạn có thể thêm thuộc tính loading=“lazy” vào thẻ <img> hoặc <iframe> để browser tự động tải hình ảnh khi cần. Tuy nhiên, có một số trình duyệt như Safari của Apple không tương thích và hỗ trợ tốt đối với tính năng này. Do đó, đơn giản nhất, bạn nên sử dụng plugin hỗ trợ lazy loading như: a3 Lazy Load, Smush, Image optimization and Lazy Load by Optimole, Lazy Loader, Speed Up – Lazy Load,….

4.11. Dọn dẹp cơ sở dữ liệu trên WordPress

Nếu website WordPress của bạn đã hoạt động trong một thời gian dài thì rất có thể trang đã tích lũy một số file cũ, không sử dụng trong cơ sở dữ liệu của mình.Các tệp này có thể là bình luận rác, dữ liệu còn sót lại từ các theme và plugin không sử dụng, người dùng cũ, nội dung chưa xuất bản và các file media cũ,…. Những dữ liệu “thừa thải” này sẽ chiếm dụng dung lượng lưu trữ trên máy chủ và khiến trang load chậm hơn.Tốt nhất, bạn nên dùng các plugin như WP OptimizeAdvanced Database Cleaner để kiểm tra các tệp và loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết. Bạn cũng có thể tự xóa các tệp theo cách thủ công. Nhưng nếu dùng plugin hỗ trợ thì sẽ nhanh chóng và an toàn hơn nhiều.

4.12. Đơn giản hóa thiết kế và nội dung trên website

Đây là một mẹo có thể áp dụng cho bất kỳ trang web nào. Nếu bạn muốn tối ưu tốc độ website, hãy sử dụng theme nhẹ, có thiết kế tối giản và cung cấp ít nội dung hơn trên website.Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các mẫu giao diện web đang ngày càng trở nên tối giản hơn. Điều này sẽ giúp website tiêu tốn ít tài nguyên hơn và tải nhanh hơn trên các trình duyệt. Ngoài ra, các trang web tối giản cũng tốt hơn cho UX.Dưới đây là một số mẹo giúp đơn giản hóa giao diện website mà bạn có thể tham khảo:
  • Sử dụng theme nhẹ, có thiết kế tối giản (Flatsome, Astra, OceanWP, Divi, Mythemeshop Schema,…).
  • Chắt lọc nội dung đăng tải, hạn chế sử dụng nhiều hình ảnh, video có kích thước lớn hoặc không liên quan.
  • Sử dụng khoảng trống để tạo sự cân bằng và thoáng đãng cho website.
Nên sử dụng các theme nhẹ để tối ưu tốc độ website
Nên dùng theme nhẹ, thiết kế tối giản như Astra hay GeneratePress để giúp web load nhanh hơn

4.13. Không tải trực tiếp video, file âm thanh lên website

Tải video, file âm thanh trực tiếp lên website sẽ khiến bạn tiêu tốn khá nhiều băng thông và dung lượng lưu trữ. Do đó, tốt nhất, hãy upload file lên các nền tảng như: YouTube, Vimeo , DailyMotion, SoundCloud,… sau đó sao chép đường link để nhúng các video này lên trang web của bạn.

4.14. Phân trang bài đăng trên website

Đăng tải các bài viết long-form với kiến thức chuyên sâu là một cách hiệu quả để thu hút người dùng internet. Mặt khác, những post dài thường có xu hướng xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.Nhưng nếu bạn xuất bản các bài viết dài với nhiều hình ảnh thì có thể ảnh hưởng đến thời gian tải trang. Để tối ưu tốc độ website, bạn nên cân nhắc chia post thành nhiều trang.WordPress đã có sẵn tính năng để giúp bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng.Cụ thể, tại trang chỉnh sửa bài đăng, bạn nhấp vào nút dấu cộng (+) ở nơi mà mình muốn phân trang. Sau đó, hãy thêm block Page Break để ngắt trang.

Lời kết

Bạn có thể áp dụng một hoặc kết hợp tất cả các phương pháp kể trên để tối ưu tốc độ website. Đừng quên kiểm tra tốc độ trang web của bạn trước và sau khi triển khai các cách theo hướng dẫn của Thedevkit. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những thay đổi tích cực về hiệu suất, tốc độ loading trên trang web WordPress của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy để lại bình luận bên dưới để được các kỹ thuật viên của Thedevkit giải đáp nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *